Một mình đi

Tumblr (69)
photo: tumblr.com

An Ni Bảo Bối, nhà văn mạng nổi tiếng của Trung Quốc, sau những chuyến đi đơn lẻ qua Hồng Kông, Campuchia, Tây Tạng, rồi Việt Nam… đã viết ra những chiêm nghiêm rất sâu sắc về cuộc đời. Cuốn sách nhỏ mang tên Đảo tường vy đó được đông đảo các độc giả nữ yêu thích, thậm chí còn xem như một báu vật tinh thần.

Một mình đi, là chuyến du hành tâm tưởng, và cũng chính là trở về với chính mình, nhận thấy rõ mình trong cảm giác đơn độc ở một nơi xa lạ. Một mình không phải lúc nào cũng tốt, nhưng sẽ có những trải nghiệm ta cần sự cô đơn và tự do để tận hưởng.

Hãy tạo cho mình những chuyến đi đơn độc, ít nhất một lần trong đời. Có buồn chán không? Có thể. Nhưng tại sao ta lại sợ cô đơn khi nỗi cô đơn chính là bản chất của con người, vào lúc này hay lúc khác của cuộc đời. Ta đang cần những chuyến đi một mình để lặn ngụp trong cô đơn, nhưng ta biết nó không hề vô ích và tẻ nhạt.

Để quên mình và tan biến

một mình đi
photo: tumblr.com

Cái tôi của mỗi người được nhận dạng từ nhiều phương diện: gia đình, bạn bè, công việc, vật chất, sự thành đạt… Nhưng khi một mình ở vùng đất lạ, những thứ ấy là con số không. Trong mắt những người địa phương, ta chẳng là ai cả. Chính sự xa lạ này đã lấy đi tất cả quá khứ của ta. Ta không có tên tuổi, tính cách, công việc, địa vị, những mối quan hệ xã hội… Mọi thứ đều ở sau lưng. Tạm thời ta gác lại “gánh nặng” của quá khứ đã khuôn đúc con người và suy nghĩ mình. Ta chỉ là một cá thể bình thường một hôm lọt thỏm xuống cái thung lũng cuộc đời tươi đẹp này rồi nhẩn nha dạo bước.

Một mình đi, đi và đi. Ta tháo bỏ chiếc mặt nạ của những phép giao tiếp, thản nhiên buông lỏng tâm tư và biểu hiện những cảm xúc thật nhất của mình. Ta chẳng cần ai gọi tên và nhận biết. Ta thích thú tan biến trong đám đông xa lạ. Đọc tiếp “Một mình đi”

Khi ta ở…

Khi đi xa, ngoài tham quan những địa danh nổi tiếng, nếu muốn cảm nhận nhiều hơn về một vùng đất mới, bạn cần phải thong thả SỐNG ở nơi đó.

Ở lại ít nhất 4 ngày

Image
Thong thả sống 4 ngày ở vùng đất mới. ảnh: chupanhdao.com

4 ngày là khoảng thời gian tối thiểu để bạn thoát cảm giác mình là du khách. Ngày đầu tiên bạn còn bỡ ngỡ trước cảnh quan và con người. Ngày thứ hai bạn bắt đầu háo hức khám phá. Ngày thứ ba bạn trở về trạng thái cân bằng. Sang ngày thứ tư, khi thức dậy, bạn hoàn toàn có cảm giác gần gũi với vùng đất mới, như thể đã sống từ lâu rồi.

Ăn như người địa phương

Image
Quán xá bình dân chính là hơi thở cuộc sống. Ảnh: chupanhdao.com

Đến bất cứ nơi đâu, bạn hãy ăn uống như người dân nơi đó. Nghĩa là bạn cần tránh những nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ khách du lịch. Thứ nhất, món ăn phục vụ khách vãng lai bao giờ cũng chế biến sơ sài và sẽ không “đúng chất,” phong phú như hàng quán thông thường. Thứ hai, điều “ám ảnh” nhất đối với du khách, giá thức ăn ở những nơi này rất đắt. Bạn vừa tốn nhiều tiền mà lại không nếm được cái khẩu vị riêng biệt của vùng đất mới. Chuyến đi cũng đã giảm nửa phần ý nghĩa.

Hãy “biến” mình thành người địa phương bằng cách khám phá quán xá bình dân. Không khí tấp nập, mộc mạc ở những nơi này mới đích thực là văn hóa ẩm thực của địa phương.

Dạo phố

Image
Dạo quanh và ngắm nhìn phố xá là một cách cảm nhận. Ảnh: chupanhdao.com

Sau khi đã tham quan các thắng cảnh nổi tiếng, việc đi lòng vòng phố xá là cách để bạn cảm nhận chân thực hơi thở và nhịp sống nơi đó. Nhiều thành phố, thị xã có dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp. Ngắm nhìn phố xá mang phong cách địa phương, ngắm người qua kẻ lại… là trải nghiệm khó quên, không thua gì những danh lam thắng cảnh.

Bạn có thể ghé vào một quán nước tiêu biểu hoặc đặc trưng của nơi đó để quan sát, hòa vào nhịp sống bản địa.

Đi chợ

Image
Chợ nổi, đặc trưng của miền Tây. Ảnh: chupanhdao.com

Chợ là nơi trao đổi hàng hóa mang đậm dấu ấn địa phương. Sinh hoạt buôn bán và văn hóa truyền thống ít nhiều còn được lưu giữ tại đây. Tranh thủ dạo quanh, mua sắm, ăn uống trong chợ để hiểu hơn về một vùng đất. Cảnh buôn bán tấp nập quanh những đống rau củ tươi ngon, những thúng trái cây cao ngất, những hủ lọ chai chứa thực phẩm đặc sản…cùng những lời chào mời giọng địa phương là bức tranh sống động về cốt cách vùng miền. Đọc tiếp “Khi ta ở…”