Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng

Tìm hạnh phúc ở đâu? Tìm ngay trong đau khổ. Đây chỉ là kết luận riêng của người viết.

Tựa sách có vẻ giống như một tích truyện xưa, nhưng thầy Pháp Tạng (643 -712) là nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp to lớn cho tông phái Hoa Nghiêm của Phật giáo. Thầy Pháp Tạng viết tập sách nhỏ này sau chuyến đi vào cung thuyết pháp cho nữ hoàng Võ Tắc Thiên –  bà vốn thích nghe giảng kinh Phật. Lúc đó trong cung có sẵn con sư tử vàng, thầy bèn lấy con sư tử vàng làm ví dụ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch nghĩa và bình giảng với ngôn ngữ rất hiện đại và giản dị.

Bìa sách nhìn rất đẹp và trang trọng.
Bìa sách nhìn rất đẹp và trang trọng.

Cuốn sách chia làm 12 phần với độ dài mỗi phần khá chênh lệch nhau, trong đó 2 phần quan trọng và dài nhất là  Lặc thập huyềnLuận Ngũ giáo. Nếu các phần khác khá ngắn, có nhiều thuật ngữ đòi hỏi người đọc phải có chút kiến thức căn bản về Phật giáo, thì 2 phần này lại rất gần gũi, dễ hiểu và có thể áp dụng vào nhận thức của mỗi người. Lặc thập huyền (Nắm vững được mười huyền)Luận Ngũ giáo(Luận bàn về ngũ giáo) thật ra là bổ sung cho nhau.

Lặc thập huyền là 10 cánh cửa huyền diệu mở ra cái nhìn sâu sắc vào cuộc sống, để từ đó ta nhận chân được bản chất đích thực của mọi hiện tượng tự nhiên, con người. Phần này đi vào chi tiết những giáo lý tinh hoa nhất của kinh hoa nghiêm: giáo lý tương tức (thiền sư Nhất Hạnh dịch là inter-being), tức là mọi vạn vật tồn tại là nhờ tương quan lẫn nhau, không thể đứng “tự kỷ” được. Tất cả pháp đều do nhiều điều kiện để sinh và diệt (duyên sinh). Nếu một bông hoa kiêu ngạo vì vẻ đẹp là của riêng nó, thì mặt đất sẽ “kể công”, không có đất lấy đâu chỗ cho cây lớn lên; rồi nguồn nước sẽ “đi kiện”, không có nước làm sao cây sống; rồi mặt trời sẽ nổi giận, không có mặt trời ta làm gì nhà ngươi quang hợp… Cứ thế sẽ là danh sách dài những thiện duyên khác giúp bông hoa có mặt. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Chân lý quen thuộc của triết học Phật giáo. Mang quy luật này vào cuộc sống, chúng ta có dám kiêu ngạo nữa không? ^.^ Đọc tiếp “Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng”